1. Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là sự đau đớn hoặc không thoải mái ở vùng bụng dưới ngay trước hoặc sau kỳ kinh.
Đau bụng kinh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát:
+ Đau bụng kinh nguyên phát thường xảy ra trong vòng 2-3 năm kể từ kỳ kinh đầu tiên.
+ Đau bụng kinh thứ phát có liên quan tới một bệnh lý cụ thể.
2. Đau bụng kinh xảy ra như thế nào ?
Đau bụng kinh có liên quan tới sự thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt. Chúng được gây ra bởi những chất hóa học gọi là prostaglandin. Những chất này gây ra co thắt tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài. Những người phụ nữ bị đau bụng kinh là những người có lượng prostaglandin lớn.
Đau bụng kinh thứ phát có xu hướng bị gây ra bởi : Lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung, khối u tử cung, các dụng cụ đặt trong tử cung cũng có thể gây đau trong kỳ kinh.
3. Triệu chứng thường gặp là gì ?
Bạn thấy đau, khó chịu ở vùng bụng dưới; đau vùng thắt lưng; đau đầu; buồn nôn; giảm nhu động ruột; thấy khó chịu ở phía trong hoặc phía trước đùi.
Thực tế có khoảng 10-15% phụ nữ bị đau bụng kinh làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của họ.
4. Điều trị đau bụng kinh như thế nào ?
Thông thường khi bị đau bụng kinh, chị em hay nghĩ đến những cách giảm đau vật lý như: chườm nóng, đắp gừng tươi, massage nhẹ, dán cao hoặc xoa dầu,... Tuy nhiên, các biện pháp giảm đau cơ học này chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, khi dừng cơn đau sẽ trở lại.
Một biện pháp nữa hay được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh là uống thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai.Thuốc giảm đau có tác dụng ức chế cơn co bóp cơ tử cung. Ưu điểm của các thuốc này là cắt cơn đau bụng nhanh, tuy nhiên dùng lâu dài gây ra nhiều tác dụng không mong muốn trên dạ dày, gan, thận, tim mạch, hô hấp như: viêm loét dạ dày tá tràng, biến chứng thủng dạ dày, viêm gan do thuốc, viêm thận kẽ, nhồi máu cơ tim, cơn hen giả..…
Thuốc tránh thai có tác dụng làm mỏng nội mạc tử cung theo thời gian, do đó làm giảm dòng chảy kinh nguyệt và các cơn co tử cung, vì vậy giảm đau bụng kinh. Ưu điểm của các thuốc này là cho hiệu quả rõ rệt, đồng thời có tác dụng tránh thai và điều hòa kinh nguyệt. Song sử dụng thường xuyên cũng có những mặt hạn chế nhất định. Bên cạnh việc gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, thai ngoài tử cung... Khi dừng thuốc sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng thụ thai nặng hơn là vô sinh.
Ngày nay, nhận thức được tác hại từ việc sử dụng thuốc tân dược, các bác sỹ và người bệnh có xu hướng dùng thảo dược giúp giảm đau bụng kinh dù tác dụng chậm nhưng lại an toàn hơn. Các thảo dược giúp giảm đau bụng kinh theo lý luận Y học cổ truyền bằng cách hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, giúp khí huyết lưu thông trong mạch từ đó làm giảm đau bụng kinh.
Tuy không có tác dụng cắt cơn đau nhanh như các thuốc Tây y, nhưng có tác dụng giảm đau từ từ qua từng chu kỳ và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh nở về sau.Việc sử dụng phương pháp Đông y giúp giảm đau bụng kinh là lựa chọn an toàn đối với chị em.
Chúc các chị em khoẻ mạnh !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét